Sửa lỗi khi chia sẻ máy in qua mạng LAN
Phương pháp 1: Cài đặt bản cập nhật KB5005611, hoặc KB5006670 (với người dùng Windows 10 21H1)
Như Microsoft tuyên bố, sau khi cài đặt bản cập nhật KB5005565, các thiết bị cố gắng kết nối với máy in mạng lần đầu tiên có thể không tải xuống và cài đặt driver máy in cần thiết gây ra lỗi 0x0000011b. Sự cố này được khắc phục trong KB5005611, vì vậy hãy tiếp tục tải xuống và cài đặt KB5005611 từ Microsoft Update.
Bên cạnh đó, gười dùng Windows 10 21H1 chỉ gặp lỗi này sau khi cài đặt bản cập nhật tích lũy – KB5006670. Vì thế, giải pháp tạm thời là gỡ bỏ bản cập nhật KB5006670.
Ngoài ra, theo lý thuyết, nếu không tìm thấy hai bản cập nhật trên bạn có thể thử gỡ bỏ bản cập nhật gần nhất hoặc bản cập nhật trước ngày xảy ra lỗi.
Phương pháp 2: Thêm máy in mạng sử dụng cổng cục bộ
Một cách khác để khắc phục lỗi 0000011b khi cài đặt máy in mạng trên Windows 10 là thêm máy in theo cách thủ công bằng cách sử dụng cổng cục bộ.
1. Điều hướng đến Control Panel > Devices and Printers.
2. Nhấp vào Add a printer.
3. Ở màn hình tiếp theo, hãy nhấp vào The printer that I want isn’t listed.
4. Chọn Add a local printer or network printer with manual settings và nhấp vào Next.
5. Nhấp vào Create a new port và chọn Local Port từ menu drop-down. Bấm Next.
6. Trên màn hình, chỉ định tên cổng theo một trong các định dạng sau và bấm OK:
- \\ComputerName\SharedPrinterName
- \\ComputerIPAdress\SharedPrinterName
Ví dụ:
a) Nếu tên của máy tính sủ dụng máy in mạng là “Computer01” và tên của máy in là “HP1100” thì tên cổng là “\\Computer01\HP1100”
b) Nếu địa chỉ IP của máy tính sử dụng máy in mạng là “192.168.1.20” và tên của máy in là “HP1100” thì tên cổng là “\\192.168.1.20\HP1100”.
7. Tại màn hình tiếp theo, chọn model máy in mạng và nhấp vào Next.
Lưu ý: Nếu bạn không thể tìm thấy model máy in tại đây, hãy tải driver máy in từ nhà sản xuất và sau đó cài đặt máy in cục bộ trên PC (LPT1). Sau khi cài đặt, thực hiện lại các bước trong phương pháp này để cài đặt thủ công máy in bằng cách sử dụng tùy chọn cổng cục bộ để sửa lỗi khi chia sẻ máy in qua mạng LAN.
8. Khi quá trình cài đặt máy in hoàn tất, hãy in một trang kiểm tra để kiểm tra.
Sản phẩm mới nhất
Phương pháp 3: Khắc phục lỗi 0x0000011b qua Registry
Để sửa lỗi khi chia sẻ máy in qua mạng LAN mà không cần gỡ bản cập nhật (KB5005565) bạn cần làm như sau:
- Nhấn Windows + R để mở Run sau đó nhập regedit rồi nhấn Enter để mở Registry Editor.
- Tìm đến khóa:
-
HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Control\Print
- Tạo một giá trị DWORD-32 bit mới có tên RpcAuthnLevelPrivacyEnabled và đặt giá trị của nó là 0 giống như ảnh bạn có thể thấy bên dưới:
- Hoặc có một phương pháp dễ hơn là bạn tải file .reg mà Quản Trị Mạng tạo sẵn về sau đó kích đúp vào nó để tự động tạo nhanh giá trị DWORD-32 bit.
- Tải file sualoi-0x0000011b.reg.
- Bạn khởi động lại máy và in thử xem đã khắc phục sửa lỗi khi chia sẻ máy in qua mạng LAN.
Nếu cần khôi phục lại RpcAuthnLevelPrivacyEnabled bạn tải file .reg sau đây rồi chạy:
- Kichhoat-RpcAuthn.reg.
Phương pháp 4: Sửa lỗi 0x0000011b bằng Registry (cách thứ 2)
Có một cách sửa Registry khác để khắc phục lỗi 0x0000011b mà bạn có thể thử. Tuy nhiên, trước khi thử thì bạn lưu ý là phải sao lưu Registry trước để có thể khôi phục nếu gặp sự cố.
Các bước thực hiện như sau:
- Bạn nhấn Win + R để mở Run sau đó gõ regedit rồi nhấn Enter để chạy Registry Editor.
- Tìm tới khóa dưới đây:
HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Policies\Microsoft\Windows NT\Printers\PointAndPrint
- Bạn để ý sang khung bên phải và tìm key RestrictDriverInstallationToAdministrators.
- Nếu không có, bạn nhấn chuột phải vào khung rồi tạo một key DWORD mới với tên gọi RestrictDriverInstallationToAdministrators.
- Nhấp đúp vào key vừa mới tạo rồi nhập 1 vào ô Value data.
- Nhấn OK sau đó thoát khỏi Registry Editor rồi khởi động lại máy.
- Kiểm tra xem lỗi 0x0000011b đã được khắc phục hay chưa.
- Bạn có thể thêm nhanh khóa vào Registry bằng cách mở Command Prompt dưới quyền admin sau đó chạy lệnh sau:
reg add “HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Policies\Microsoft\Windows NT\Printers\PointAndPrint” /v RestrictDriverInstallationToAdministrators /t REG_DWORD /d 1 /f
- Khởi động lại máy để xác nhận các thay đổi.
Ngoài các phương pháp trên, bạn còn có thể thử chạy Printer Troubleshooter để Sửa lỗi khi chia sẻ máy in qua mạng LAN. Tuy nhiên, dù mang tiếng là trình gỡ lỗi nhưng Troubleshooter của Windows lại không được đánh giá cao cho lắm trong việc sửa lỗi. Bạn cũng có thể thử cập nhật lại driver máy in hoặc khởi động lại Print Spooler Service để xem có giải quyết được lỗi 0x0000011b hay không.
Chúc các bạn thành công!